Báo cáo “chạy tội” của Lê Tân Cương – Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh BR-VT trong “vụ án” dệt nhuộm tại KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành.

Tháng Tám 17, 2009 at 7:16 chiều 14 bình luận

Ngày 23/7/2009, nhóm phóng viên của Blog “Bảo vệ Môi trường” đã có bài viết “Vai trò của Chi cục trưởng Chi cục BVMT Lê Tân Cương trong vụ án dệt nhuộm Eclat Fabrics” phân tích về vai trò “tổng đạo diễn” để lọt lưới dự án này, vi phạm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Bộ TN&MT và UBND tỉnh. Chúng tôi đã chứng minh rất rõ vai trò của Lê Tân Cương trong vụ án này và dự đóan Y sẽ sử dụng chiêu thức “gắp lửa bỏ tay người” khi đổ lỗi cho người khác hòng chạy tội. Thật trùng hợp, ngày 23/7/2009, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có báo cáo số 89/BC-STNMT v/v công tác thẩm định ĐTM dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt kim tại KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành của Công ty TNHH Eclat Fabrics do PGĐ Sở Tài nguyên và Môi trường ký. Qua nghiên cứu, chúng tôi có thể khẳng định bài nhận định về việc chạy tội của Lê Tân Cương là hòan tòan chính xác. Để làm rõ nội dung báo cáo này để bạn đọc hiểu rõ âm mưu, thủ đọan của Lê Tân Cương, nhóm phóng viên của chúng tôi sẽ chứng minh nội dung báo cáo số 89/BC-STNMT như sau:

1). Về hình thức báo cáo:

Báo cáo do Chi cục BVMT sọan thảo, do đó phải được Chi cục trưởng Chi cục BVMT (hoặc Chi cục phó nếu được ủy quyền) duyệt và ký nháy trước khi chuyển cho PGĐ Sở TNMT ký chính thức. Nhưng một lần nữa (như công văn tạm ngừng QĐ ĐTM của dự án Vinalines) không có chữ ký nháy của Lê Tân Cương, điều này càng chứng minh kết luận của chúng tôi về việc Lê Tân Cương chỉ dám ký nháy vào những văn bản báo cáo thành tích hoặc vô thưởng, vô phạt có lợi cho y, còn những văn bản có vấn đề y sẽ không bao giờ ký nháy (xem bài Vì sao Chi cục trưởng Chi cục BVMT Lê Tân Cương không dám ký văn bản? và âm mưu lật đổ PGĐ Sở TNMT của Lê Tân Cương).

Theo quy định về việc ban hành văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước, hạn chế tối đa câu từ tối nghĩa, bôi đậm, in nghiêng, sử dụng văn nói, đặc biệt là ngôn ngữ chợ búa,…nhưng trong báo cáo 89/BC-STNMT sử dụng hơi bị…nhiều. Cụ thể có đến 8 đọan câu bôi đen, in nghiêng, phải chăng Lê Tân Cương nghĩ rằng cơ quan cấp trên không hiểu biết nên mới sử dụng việc bôi đậm, in nghiêng để nhấn mạnh tầm quan trọng của đọan câu mà y cho là có thể gỡ tội cho y? Tại dòng 13, trang 5, báo cáo sử dụng đọan “Khi thẩm định tác động đến môi trường của một dự án là phải “mổ xẻ”,…” (bài này không phải là văn bản hành chính nên có quyền …bôi đen và in nghiêng). Tại sao Hội đồng thẩm định ATM lại đi “mổ xẻ”? việc sử dụng ngôn từ chợ búa làm người đọc có cảm giác đây là một lò mổ gà, vịt chứ không phải là Hội đồng thẩm định ĐTM? Phải chăng Lê Tân Cương quen việc “mổ ruột” và “xẻ thịt” các Nhà đầu tư, tư vấn môi trường nên mới sử dụng từ ngữ tối nghĩa như thế khi báo cáo cơ quan cấp trên?

2). Về lập luận của báo cáo:

a). Ngay trang 1, Lê Tân Cương khẳng định Ban Quản lý các KCN đã cấp thỏa thuận địa điểm cho dự án và hướng dẫn thủ tục đầu tư. Nhưng Y đã bỏ qua (hoặc cố tình che dấu) việc TTĐĐ không có giá trị pháp lý mà chỉ làm cơ sở nghiên cứu lập dự án đầu tư. Việc hướng dẫn thủ tục đầu tư của Ban Quản lý là hòan tòan đúng luật vì thời điểm năm 2007 (chưa ban hành nghị định 21/2008/NĐ-CP), dự án chỉ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi được phê duyệt ĐTM. Như vậy, nếu dự án không được thông qua ĐTM thì Ban Quản lý KCN không thể cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này.

Lê Tân Cương còn che dấu quy định là Cơ quan thường trực HĐTĐ ĐTM, Sở TNMT có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của dự án (hợp lệ về nội dung và pháp lý). Trong khi đó, dự án đang bị vướng pháp lý vì nằm trong danh mục tạm ngưng cấp phép. Do đó, trong 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở TNMT hòan tòan có thể từ chối báo cáo ĐTM. Nhưng Lê Tân Cương đã chỉ đạo đưa ra Hội đồng ĐTM. Như vậy, sai phạm của Lê Tân Cương đã quá rõ.

Tiếp theo báo cáo, Lê Tân Cương giải trình Hội đồng thẩm định ĐTM gồm nhiều ngành đúng như chúng tôi đã nhận định, dự báo trước. Tuy nhiên, Y quên rằng Y đã sai ngay từ khi đưa báo cáo ra họp thẩm định ĐTM rồi.

Điều mờ ám nhất của báo cáo là tại sao ngày 15/11/2009, Sở TNMT có văn bản số 2158/STNMT-MT đề nghị Chủ dự án tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung hòan chỉnh báo cáo ĐTM thì ngày 16/11/2009, Chủ dự án đã nộp hồ sơ hòan chỉnh để ngày 21/11/2009, Sở TNMT ra quyết định phê duyệt ĐTM? Sự việc này chỉ có thể giải thích như sau: sáng ngày 15/11/2009, Sở TNMT ban hành văn bản số 2158/STNMT-MT, sau đó gọi điện cho Chủ dự án đang ở Tp.HCM đi xuống Sở để lấy văn bản, rồi mang về Tp.HCM đưa cho tư vấn môi trường (cũng ở Tp.HCM) để chỉnh sửa những yêu cầu của Tp.HCM trong suốt cả đêm ngày 15/11/2007 để kịp in ấn, đóng cuốn và từ Tp.HCM chạy xuống Vũng Tàu vào ngày 16/11/2009 nộp hồ sơ và hồ sơ này đạt yêu cầu để phê duyệt (?). Đây là một sự phối hợp cực kỳ nhịp nhàng giữa Sở TNMT-Chủ đầu tư- Tư vấn môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 9001 trong cải cách hành chính. Trên thực tế, hòan tòan không có chuyện giải quyết siêu tốc như vậy trừ khi Lê Tân Cương đã chuyển nội dung chỉnh sửa bổ sung cho Nhà đầu tư trước khi ký văn bản để Nhà đầu tư chuẩn bị, khi có văn bản thông báo số 2158 là có thể in văn bản giải trình để nộp hồ sơ vào. Chỉ bằng đọan báo cáo này của Lê Tân Cương cũng đủ chứng minh vai trò đạo diễn của y đối với vụ án này.

b). Lê Tân Cương đã trích dẫn Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 “Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên hội đồng và kết luận theo đa số” là nhằm đánh bùn sang ao (như đã phân tích ở bài viết trước về chiêu thức này của y) chứ thực chất Y đã thao túng hội đồng này từ rất lâu. Bạn đọc có thể tham khảo lại bản chất của thẩm định ĐTM qua đọan băng ghi âm y vòi vĩnh tiền của nhà đầu tư trước khi thẩm định ĐTM tại đọan băng sau: http://www.esnips.com/web/hoilo

c). Lê Tân Cương giải thích việc triển khai chủ trương hạn chế đầu tư các ngành nghề ô nhiễm đã làm địa phương lúng túng vì giải pháp tạm thời không nêu rõ thời gian thực hiện (có khá hơn lần giải trình đầu tiên là hiểu sai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng). Một lần nữa y lại tiếp tục che dấu hành vi của mình khi tháng 11/2006, Sở TNMT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế họach bảo vệ môi trường sông Thị Vải, trong đó có tạm ngừng cấp giấy phép dự án có nhuộm và kế họach có hiệu lực ngay sau khi PCT Trần Ngọc Thới ký. Qua điểm này chúng ta lại thấy rõ bản chất né tránh, che dấu sự thật của Y.

d). Quanh đi quẩn lại với giải thích lòng vòng, Lê Tân Cương đã khẳng định việc phê duyệt báo cáo ĐTM là hòan tòan đúng luật đầu tư và luật BVMT vì văn bản của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không phải văn bản quy phạm pháp luật (thật là dũng cảm vì Y lúc nào cũng sợ trái ý cấp trên). Như vậy, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo không đúng quy định của pháp luật và không có giá trị đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, chỉ đạo mới đây của Phó Thủ tướng Hòang Trung Hải yêu cầu rút 10% nhuộm cũng trái pháp luật vì Sở TNMT đã chứng minh làm đúng luật (?). Cách giải thích trên của Sở TNMT khẳng định quan điểm “Trên bảo, dưới không nghê” bằng văn bản hẳn hoi.

 e). Như thường lệ, Lê Tân Cương không quên báo cáo thành tích đã nâng cao chất lượng Hội đồng thẩm định ĐTM, nhưng lại che dấu việc Hội đồng thẩm định ĐTM đã thay đổi một số thành viên vì lý do nghỉ hoặc chuyển công tác khác không còn phù hợp nữa, thay đổi quan trọng nhất là thay đổi vị trí thư ký Hội đồng thẩm định (chính là Lê Tân Cương) bằng các nhân viên của Y. Vậy phải chăng là do y quá yếu kém nên mới rút ra khỏi chân thư ký? Hoặc là do nhân viên của Y có trình độ hơn y nên hội đồng mới nâng cao được năng lực?

Lê Tân Cương luôn tự hào, vỗ ngực cho rằng mình là người am hiểu Luật BVMT nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đang từng bước biến ngành bảo vệ môi trường của tỉnh BR-VT thành của riêng của Y, nhưng chỉ qua báo cáo số 89/BC-STNMT cũng cho thấy rõ bản chất thủ đọan, nham hiểm của Y khi chỉ biết “núp” sau lưng dùi bậy, dùi bạ cho Sở TNMT, đặc biệt là PGĐ Sở mất uy tín trầm trọng, còn y thì rung đùi hưởng lợi chờ ngồi vào chiếc ghế PGĐ Sở trong thời gian sắp tới, đồng thời mơ về việc xóa được vụ án dệt nhuộm. Nhưng thủ đọan của Lê Tân Cương khó mà qua mặt được sự sáng suốt của cấp trên khi UBND tỉnh yêu cầu Sở TNMT báo cáo lại…

Trong khi chờ đợi báo cáo lại (nói theo ngôn ngữ thẩm định ĐTM là bổ sung, chỉnh sửa) chúng tôi sẽ gửi tòan bộ đọan băng ghi âm của Lê Tân Cương vòi vĩnh Chủ đầu tư trước khi thẩm định ĐTM để Thường Vụ, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, các cơ quan chức năng hiểu rõ bộ mặt thật của y. Chúng tôi hy vọng rằng môi trường của tỉnh BR-VT sẽ tốt đẹp hơn nếu như lọai trừ được những kẻ cơ hội, thủ đọan, tham nhũng trên môi trường sống của người dân như Lê Tân Cương.

Đón đọc số tới:

Thủ đọan “Gia đình trị” trong ngành môi trường tỉnh BR-VT của Lê Tân Cương

Entry filed under: Quản lý.

Vì sao Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Lê Tân Cương không dám ký văn bản? Lê Tân Cương đã tiếp tục “nâng bi” như thế nào?

14 bình luận Add your own

  • 1. Thay Dui  |  Tháng Tám 17, 2009 lúc 7:24 chiều

    He he Đúng là chỉ trong một ngày (15/11/2007-16/11/2007), Chủ đầu tư, tư vấn đã hòan thành các nội dung yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung thì quá là thủ tục hành chính tuyệt vời. Đồng thời nộp vào thì được phê duyệt luôn, chắc là phải chi đậm lắm mới có thể nhanh như thế, chứ bình thường khi xin một văn bản bình thường Lê Tân Cương còn chỉ đạo nhân viên không được cung cấp, cứ theo đường bưu điện mà nhận, nếu nhân viên nào cung cấp sẽ bị đuổi việc.

    Phải công nhận báo cáo lòi mịa đuôi ăn dơ với tư vấn và Nhà đầu tư. Bắt thằng này là đủ chứng cớ ròai.

    Trả lời
  • 2. Ngu nhu Bo  |  Tháng Tám 17, 2009 lúc 7:26 chiều

    Các bác phân tích đúng đấy, thằng này không bao giờ dám ký văn bản đâu vì hắn sợ lòi cái đuôi ngu lâu, dốt dai khó đào tạo ấy mà. Mà cha PGĐ ngu bỏ mẹ, nó không ký nháy vào văn bản mà cũng đâm đầu đi ký để bị chửi…

    Tòan thằng ngu mà đi bảo vệ môi trường thì không hiểu cuộc sống này sẽ ra sao nữa.

    Trả lời
    • 3. Big Head  |  Tháng Tám 21, 2009 lúc 4:31 chiều

      Sao cha Bo không suy nghĩ kỹ trước khi ký một văn bản nhạy cảm như vậy nhỉ? Lý ra vụ này Giám đốc Sở phải ký vì trực tiếp chịu trách nhiệm và trưc tiếp ký QĐ phê duyệt. Bo đâm đầu vào tường máu làm j nhỉ?

      Trả lời
  • 4. Raul  |  Tháng Tám 17, 2009 lúc 7:28 chiều

    Bọn nó chỉ lợi dụng bảo vệ môi trường để hành doanh nghiệp chứ có lương tâm mẹ gì đâu. Mà thằng cha Chi cục trưởng này bị chửi hòai mà sao không tiến bộ được, tòan dùi trật không vậy trời? Nếu có tự trọng thì nên từ chức đi là vừa, cố đấm ăn xôi vừa bị chửi nhục lắm, vừa hại nước, hại dân thôi

    Trả lời
    • 5. Meo con  |  Tháng Tám 21, 2009 lúc 4:37 chiều

      Thằng này không dùi trật đâu các pác, nó ‘dùi’ trúng người khác chịu trách nhiệm, miễn nó không dính dáng j là ngon rồi. Khổ thân bác Bo, sao bác lại dễ tính quá không biết nữa.

      Trả lời
  • 6. Nhi nho  |  Tháng Tám 17, 2009 lúc 7:29 chiều

    Các bác có thấy hai anh em nhà Lê Tân Cương là ông Trùm của ngành môi trường tại tỉnh BR-VT không? Gia đình trị môi trường BR-VT rồi, không bàn cãi gì nữa đâu hêhê

    Trả lời
  • 7. Forget  |  Tháng Tám 20, 2009 lúc 3:18 chiều

    Chắc đồng chí này quên Quyết định do chính mình tham mưu?

    http://vbpq.baria-vungtau.gov.vn/vbpq_bariavungtau.nsf/3a5945b93d06153047256f9600295f11/4339FE8214D7244F472572A3000B0736/$file/QD4349.doc

    Trả lời
  • 8. Oh Yeah  |  Tháng Tám 21, 2009 lúc 4:43 chiều

    Tốt hơn hết là bác chủ thớt nên gửi cả băng ghi âm cho cơ quan điều tra giải quyết, trước khi gửi nhớ nhân bản nhiều để “lỡ có bị mất” bằng chứng này thì còn nhiều bằng chứng khác. Chứ như vụ Quyết định giả mà Công an tìm không ra thì….pó tay. Theo năng lực, sở trường cỏn con của tui thì cũng dễ dàng tìm ra thủ phạm. Thế nhưng….hình như vụ này….bốc mùi cá đấy các pác.

    Trả lời
  • 9. Nhi nho  |  Tháng Tám 24, 2009 lúc 10:49 chiều

    Sẽ rút lại nội dung cho phép 10% dệt nhuộm của dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Mỹ Xuân A2

    Thứ hai, 24/8/2009, 07:57 GMT+7

    Ban Quản lý các khu công nghiệp vừa có thông báo (số 921/BQL-ĐT) gửi Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam về việc “Rút lại nội dung cho phép 10% dệt nhuộm của dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Mỹ Xuân A2”. Theo đó, Ban Quản lý các khu Công nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ rút lại nội dung cho phép 10% sản phẩm nhuộm của Eclat Fabrics Việt Nam tại Giấy chứng nhận đầu tư số 492043000074 cấp ngày 29-11-2007. Nguyên nhân vì dự án này thuộc một trong các loại hình công nghiệp tạm thời không được cấp phép đầu tư do có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.

    Để bảo vệ môi trường sông Thị Vải, ngày 11-9-2007 Văn phòng Chính phủ đã có công văn 746/VPCP-KQ và số 5035/VPCP-KG thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tạm thời không cho phép đầu tư 5 loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời hạn chế cấp phép đầu tư 5 loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, dự án dệt kim có 10% nhuộm của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam vẫn “lọt cửa” các thủ tục liên quan của cơ quan chức năng để được cấp phép đầu tư.

    Ngày 10-7-2009 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản “về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy Dệt nhuộm tại KCN Mỹ Xuân A2” truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ đạo: Kiểm điểm nghiêm túc tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án dệt kim của Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8-2009; Rút lại nội dung cho phép 10% sản phẩm nhuộm của dự án và xác minh, làm rõ việc giả mạo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án này.

    http://baobariavungtau.com.vn/vn/bariavungtau/64962/index.brvt

    Trả lời
  • 10. Nhi nho  |  Tháng Tám 24, 2009 lúc 10:50 chiều

    http://www.laodong.com.vn/Home/Pho-Thu-tuong-yeu-cau-kiem-diem-So-noi-lam-dung-phap-luat-/20098/151644.laodong

    Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm, Sở nói làm đúng pháp luật (?!)

    Lao Động số 184 Ngày 18/08/2009 Cập nhật: 8:33 AM, 18/08/2009

    (LĐ) – Lao Động đã phản ánh, ngày 11.9.2006, Văn phòng Chính phủ có công văn số 5035/VPCP-KG, thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, tạm thời không cho phép đầu tư thêm 5 loại hình công nghiệp và hạn chế cấp phép đầu tư 5 loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Thị Vải bao gồm cả nhuộm.
    Nhưng ngày 20.11.2007, Sở TNMT tỉnh BRVT đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án xây dựng nhà máy dệt kim cho Cty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam, trên cơ sở ý kiến thông qua của hội đồng thẩm định. Bởi vậy dự án được cấp phép.

    Ngày 10.7.2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND tỉnh BRVT chỉ đạo: Kiểm điểm nghiêm túc tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án dệt kim nêu trên, rút lại nội dung cho phép 10% sản phẩm nhuộm của dự án…

    Tuy nhiên mới đây, Sở TNMT BRVT có văn bản số 89/BC-STNMT báo cáo UBND tỉnh BRVT, khẳng định ở khâu phê duyệt ĐTM, sở làm đúng với quy định của pháp luật. ” Hội đồng thẩm định (do Sở TNMT lập-PV) báo cáo ĐTM không có quyền “cấm hay hạn chế” nếu như luật không quy định…” Báo cáo của Sở TNMT BRVT ghi rõ.

    Trả lời
  • 11. Lê La  |  Tháng Mười 3, 2009 lúc 2:48 chiều

    Đưa bài mới lên đi bác chủ thớt, vào xem tin cũ chán quá. Dạo này bác chẳng biết Chi cục chưởng hay đi ăn sáng, trưa, chiều, tối với GĐ sở mới về ah. Lại thức từ 4 g sáng canh giám đốc ngoài sân tennit nữa. Lúc trước Chi cục chưởng hay đánh với tôi, bây giờ thì dành sức cho GĐ sở mới rồi. Như vậy là sao nhỉ?

    Trả lời
  • 12. M J  |  Tháng Mười 3, 2009 lúc 2:52 chiều

    Có thế mà bác cũng hỏi, lại ôm đít chạy chức chạy quyền chứ sao? Lợi dụng nhá nhem nhân sự và nhân vụ bác Bo lên đường mà tranh thủ thò thọc vào ghế PGĐ, lên được PGĐ sẽ mơ tiếp GĐ, lên GĐ sẽ mơ tiếp Phó chủ tịch (nếu còn sống) đó các bác. hahaha

    Trả lời
  • 13. to mo  |  Tháng Một 29, 2010 lúc 5:44 chiều

    Các bác nên phân tích kỹ hơn khi xảy ra trường hợp cơ quan quản lý nhà nước – chủ đầu tư – đơn vị tư vấn tiến hành nhanh chóng như vậy. Phân tích kỹ hơn nhé! trường hợp này có thể xảy ra 2 trường hợp như sau : Trường hợp 1 – Mọi vấn đề do L.T.C đạo diễn và trường hợp 2 – Do chỉ đạo từ tay PGD sở chỉ đạo cho L.T.C giải quyết nhanh.

    Cá nhân tôi nghiêng về trường hợp 2 hơn. vì lý do như sau : tay PGD đã ngồi lên đến chức đó rồi thì không có lý do gì mà ông ta lại ngu đến mức đâm đầu vào ký một văn bản nhạy cảm đến thế khi lính mình chưa ký nháy (phải chăng, anh ta mới là người nhận bồi dưỡng từ Chủ đầu tư rồi thúc dục lính mình tiến hành nhanh chóng). Khi đó, ý của L.T.C sẽ là ông yêu cầu thì ông chịu trách nhiệm hết đi, tôi không ký nháy đâu (mày ăn thì mày phải chịu trách nhiệm). Theo tôi thì như vậy là đúng hơn cả.

    Trả lời
  • 14. wiki hướng dẫn  |  Tháng Tám 6, 2017 lúc 5:08 sáng

    With havin so much content do you ever run into any issues of plagorism or copyright infringement?
    My site has a lot of exclusive content I’ve either created myself
    or outsourced but it appears a lot of it is
    popping it up all over the web without my authorization. Do
    you know any methods to help reduce content from being ripped off?

    I’d definitely appreciate it.

    Trả lời

Bình luận về bài viết này

Trackback this post  |  Subscribe to the comments via RSS Feed


Lịch

Tháng Tám 2009
H B T N S B C
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31  

Most Recent Posts